Đưa Minecraft vào phục vụ giảng dạy tại trường tiểu học ở Hà Nội là đúng hay sai?

HNAQ 27/08/2018 08:10

MỤC LỤC [Hiện]

Game online luôn là vấn đề "đau đầu" muôn thuở của những bậc phụ huynh khi không muốn con em của họ dính vào, những ý kiến xấu cho rằng các em sẽ bỏ bê việc học, chỉ chú tâm vào các trò chơi điện tử trên mạng. Vừa qua đã có những phóng sự ghi lại những cảnh người chơi Minecraft, Rust... thực hiện các nhiệm vụ trong game để sinh tồn, những hành động trong game dễ khiến các em bắt chước và có những hành vi phạm pháp.

Tuy vậy, thực sự việc chơi game có nguy hiểm như thế không thì chưa hẳn. Mới đây tại một trường tiểu học ở thủ đô Hà Nội đã đưa trò chơi Minecraft vào chương trình giảng dạy của mình. Theo như chương trình, trò chơi sẽ giúp các em đang học ở lớp 4,5 biết được các để thực hiện các phép tính vào xây dựng cơ bản, nhằm kích thích trí sáng tạo của các em.

Một buổi học được đưa game Minecraft vào giảng dạy

Có thể thấy được rằng việc chơi game không hoàn toàn là xấu, có những tựa game sẽ giúp ích cho con người nhiều hơn là làm hại họ. Minecraft là điển hình trong việc kích thích trí sáng tạo của con người, cho phép người chơi có thể xây dựng tự do ở trong game những thứ mình thích. Từ đó họ sẽ tạo ra những sản phẩm đầu tay của mình mà không hề tốn kém chi phí để xây dựng.

Việc đưa trò chơi này vào chương trình giảng dạy các học sinh tiểu học là vô cùng thú vị, nhận được nhiều sự ủng hộ từ nhiều phía, qua đó xóa bỏ những định kiến sai lầm về việc có hại khi chơi game.

​Các em rất thích thú khi được vừa học vừa chơi

Không những ở Việt Nam mà ngay tại Indonesia cũng áp dụng hình thức này vào ở một trường cấp 3 với việc dạy cho học sinh của mình chơi game OverWatch với thời lượng là 20 tiếng mỗi tuần. Phòng học của trường được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chiếu, màn hình, máy tính cấu hình cao nhằm việc rèn luyện chiến thuật và tinh thần đội nhóm thông qua tựa game eSport nổi tiếng OverWatch.

Hiệu trưởng của trường, ông Yohannes Sigian tiết lộ: "eSports có thể giúp các em phát triển các kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Xét về góc độ chuyên môn, các em có thể học Toán hay Kinh Tế nhờ eSports. Nhận thấy giá trị giáo dục từ eSports nên chúng tôi đưa vào giảng dạy".

Học sinh Samuel William cho biết: "eSports không chỉ đơn giản là chơi điện tử. Qua đó em còn học được cách làm việc nhóm, kiểm soát cảm xúc cá nhân và phát triển những lợi thế của mình".

Viết bình luận